Những nhà quản lí sản phẩm trong thế giới số (P1)

21/08/2017

Chuyên mục:

Vai trò của nhà quản lí sản phẩm (Product Manager) đang mở rộng do tầm quan trọng của dữ liệu trong việc ra quyết định ngày càng tăng, do sự tập trung vào khách hàng và công việc thiết kế, và do sự phát triển của các phương pháp cải tiến phần mềm.

Những nhà quản lí sản phẩm là chất keo gắn kết nhiều hoạt động liên quan đến một sản phẩm – kĩ thuật, thiết kế, thành công khách hàng, kinh doanh, tiếp thị, điều hành, tài chính, pháp lí và hơn thế nữa. Họ không chỉ tự quyết định về việc tạo ra cái gì mà còn có ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cách thứ đó được tạo ra và đưa vào thị trường.

Không giống như các nhà quản lí sản phẩm trước kia – những người chủ yếu tập trung vào việc thực thi và được đo lường bằng sự phân phối các dự án kĩ thuật đúng thời gian hay chưa, ngày càng nhiều nhà quản lí sản phẩm ngày nay trở thành những mini-CEO của sản phẩm. Họ sử dụng nền tảng kiến thức rộng lớn để đưa ra những quyết định thương mại và tập hợp các đội ngũ đa chức năng, đảm bảo sự liên kết giữa những bên sở hữu chức năng đa dạng. Hơn nữa, quản lí sản phẩm hiện đang phổ biến hệt như một xu hướng mới đào tạo các CEO am hiểu công nghệ trong tương lai.

Khi nhiều công ty không thuộc lĩnh vực công nghệ được thành lập để xây dựng các khả năng phần mềm nhằm mang tới thành công trong kỉ nguyên số, thì điều quan trọng là họ có làm đúng vai trò quản lí sản phẩm hay không.

Tại sao bạn cần một nhà quản lí sản phẩm – người suy nghĩ và hành động như một CEO?

Sự phổ biến của nhà quản lí sản phẩm dạng mini-CEO là do một số thay đổi trong công nghệ, phương pháp phát triển và cách người tiêu dùng mua hàng. Chúng cùng nhau làm nên một nhà quản lí sản phẩm giỏi, người có xu hướng hướng ngoại nhiều hơn và dành ít thời gian hơn cho việc giám sát kĩ thuật hàng ngày, mà không hề thiếu coi trọng mặt kĩ thuật.

Dữ liệu thống trị mọi thứ

Các công ty ngày nay có cả kho dữ liệu bên trong và bên ngoài, sử dụng chúng để đưa ra mọi quyết định liên quan tới sản phẩm. Điều này là lẽ thường đối với các nhà quản lí sản phẩm – những người gần với dữ liệu nhất – để đảm nhận được vai trò lớn hơn. Thành công của sản phẩm cũng có thể được đo lường một cách rõ ràng thông qua một bộ số liệu (tương tác, lưu giữ, chuyển đổi…) ở cấp độ chi tiết hơn, và người quản lí sản phẩm có thể ảnh hưởng lớn tới các chỉ số đó.

Sản phẩm được chế tạo khác nhau

Các nhà quản lí sản phẩm đang hoạt động với hai tốc độ: họ sẽ lên kế hoạch công bố các tính năng hàng ngày hoặc hàng tuần, cũng như bản đồ lộ trình của sản phẩm trong vòng 6 đến 24 tháng tới. Họ dành rất ít thời gian vào việc ưu tiên viết những yêu cầu dài hạn; thay vào đó, họ phải làm việc chặt chẽ với các nhóm khác để thu thập phản hồi và điều này sẽ được lặp lại thường xuyên.

Sản phẩm và hệ sinh thái của chúng đang trở nên phức tạp hơn

Mặc dù các sản phẩm phần mềm tương tự dịch vụ đang trở nên đơn giản hơn cho các khách hàng, với những tính năng mô-đun thay vì là một bản sao phóng to độc lập, chúng lại trở nên phức tạp hơn đối với những người quản lí sản phẩm. Các nhà quản lí hiện phải giám sát nhiều gói, mức giá, biến động định giá, đường dẫn bán hàng và chiến lược giá cả. Chu kì sống cũng trở nên phức tạp hơn, với kì vọng về các tính năng mới, cải tiến liên tục cùng những nâng cấp sau khi mua hàng. Đồng thời, giá trị của hệ sinh thái xung quanh cũng đang phát triển: số sản phẩm hiện đại ngày càng tăng, trở thành một yếu tố trong hệ sinh thái của các dịch vụ và doanh nghiệp có liên quan. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi trong trách nhiệm phát triển và tiếp thị kinh doanh ở nhà quản lí sản phẩm. Những trách nhiệm mới bao gồm giám sát giao diện lập trình ứng dụng (API) như một sản phẩm, xác định và sở hữu quan hệ đối tác quan trọng, quản lí hệ sinh thái của nhà phát triển…

Thay đổi trong “chạy pod(1)

Ngoài nhà phát triển và thử nghiệm sản phẩm, nhóm phát triển sản phẩm bao gồm các hoạt động, phân tích, thiết kế và các nhà tiếp thị sản phảm làm việc chặt chẽ với nhau trong việc “chạy pod”, nhằm tăng tốc độ và chất lượng phát triển phần mềm. Ở nhiều tổ chức phần mềm, mô hình DevOps đang loại bỏ những cản trở tiêu cực giữa các bộ phận trong tổ chức, cho phép những nhà quản lí sản phẩm có được hiểu biết sâu rộng hơn về chức năng chéo và đưa ra các giải pháp cho sản phẩm mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.

Tiêu dùng hóa công nghệ thông tin và gia tăng vai trò của thiết kế

Vì sự thâm nhập của phần mềm thân thiện với người tiêu dùng trong cuộc sống, người dùng doanh nghiệp ngày càng mong đợi một trải nghiệm tốt hơn với phần mềm doanh nghiệp. Nhà quản lí sản phẩm hiện đại cần biết về khách hàng thân thiết. Điều này có nghĩa là luôn gắn với số liệu sử dụng và xây dựng sự đồng cảm ở khách hàng thông qua các kênh trực tuyến, phỏng vấn từng người, hay các bài tập trong tối để quan sát, lắng nghe và tìm hiểu cách con người thực sự sử dụng và trải nghiệm sản phẩm.

Mini-CEO là nguyên mẫu dành cho các nhà quản lí sản phẩm ở Thung lũng Silicon

Mini-CEO là nguyên mẫu dành cho các nhà quản lí sản phẩm ở Thung lũng Silicon. Nguồn: McKinsey&Company.

Ba nguyên mẫu của nhà quản lí sản phẩm dạng mini-CEO

Có ba nguyên mẫu phổ biến về kiểu mini-CEO: kĩ thuật viên, người có hiểu biết rộng(2) (không phải chuyên gia) và người định hướng kinh doanh. Ba nguyên mẫu này thể hiện vai trò cơ bản nhưng không phải là duy nhất, không phải là tập trung của nhà quản lí sản phẩm dạng mini-CEO. Giống như bất cứ CEO nào, họ làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau (chẳng hạn, một nhà quản lí sản phẩm công nghệ sẽ được đánh giá là một trong các chỉ số kinh doanh quan trọng). Hầu hết các công ty công nghệ ngày nay đều có sự kết hợp giữa các nhà công nghệ và người có hiểu biết rộng.

Khi ba nguyên mẫu này xuất hiện, nhà quản lí dự án là một hình mẫu nhạt nhòa và được nhìn thấy chủ yếu ở các công ty sản phẩm có tính kế thừa. Vai trò triển khai kĩ thuật hàng ngày hiện nay thuộc sở hữu của nhà quản lí kĩ thuật, quản lí chương trình hay quản lí dự án. Điều này cho phép nó trở thành một đòn bẩy lớn hơn với một nhà quản lí sản phẩm có từ 8 đến 12 kĩ sư, so với tỉ lệ của một nhà quản lí sản phẩm có 4 hoặc 5 kĩ sư từng phổ biến trong quá khứ.

Những chủ đề phổ biến về ba nguyên mẫu

Sự tập trung lớn vào khách hàng là điểm nổi bật giữa tất cả những người quản lí sản phẩm. Ví dụ, các nhà quản lí sản phẩm tại Amazon có nhiệm vụ viết thông cáo báo chí từ quan điểm của khách hàng để làm rõ những gì họ tin rằng khách hàng sẽ nghĩ về sản phẩm, ngay cả trước khi sản phẩm được phát triển. Thông cáo báo chí này sau đó sẽ được dùng như một cơ chế chấp thuận cho chính sản phẩm.

Tuy nhiên, có sự khác biệt trong cách các nhà quản lí sản phẩm kết nối với người dùng. Trong khi một chuyên gia công nghệ có thể dành thời gian trong các hội thảo công nghiệp để nói chuyện với các nhà phát triển khác hoặc đọc Hacker News, thì người có hiểu biết rộng thường dành thời gian để phỏng vấn khách hàng, nói chuyện với đội ngũ bán hàng hoặc xem lại số liệu sử dụng.

(Còn tiếp)

Thanh Huyền

Lược dịch theo McKinsey&Company

Pod(1): Website quản lý các dự án (project).

Người có hiểu biết rộng(2) (generalists): Những người có hiểu biết về tất cả các công việc trong lĩnh vực nào đó, khác với chuyên gia chỉ tập trung vào một nghề duy nhất và sẽ cần đến sự hỗ trợ của các thành viên khác trong nhóm vì có những công việc không thể tự làm.

Vietnam Report