Bốn mong muốn của người lao động cần được thực hiện sau đại dịch

17/08/2021

Chuyên mục:

Sau đại dịch, hầu hết nhân viên muốn làm việc tại nhà ba ngày một tuần, một báo cáo mới của McKinsey & Company cho biết.

Hơn 25% nói rằng họ sẽ xem xét chuyển đổi nhà tuyển dụng nếu tổ chức của họ trở lại làm việc hoàn toàn tại văn phòng.

Sức khỏe tinh thần là ưu tiên hàng đầu.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thế giới đang đối mặt với kịch bản 'gián đoạn kép', với tự động hóa và COVID-19.

Theo một báo cáo mới, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tính linh hoạt và sức khỏe tinh thần là những yếu tố tiên quyết đối với người lao động khi họ tìm kiếm sự chắc chắn về tương lai của bản thân.

Các công ty trên khắp thế giới đang đánh giá lại các chính sách và sắp xếp công việc của họ sau khi đại dịch COVID-19 phá bỏ các phương thức làm việc truyền thống.

Theo một báo cáo từ McKinsey & Company, nhân viên rất muốn thấy các tổ chức chú trọng nhiều hơn đến tính linh hoạt, lương thưởng cạnh tranh và phúc lợi khi đại dịch kết thúc. Và họ bày tỏ một số lo ngại rằng mong muốn và nhu cầu của họ có thể không phù hợp với những người chủ của họ.

51% người được hỏi hy vọng có được sự cân bằng cuộc sống công việc tốt hơn.

Hình ảnh: McKinsey & Company

Theo báo cáo Tương lai việc làm năm 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thế giới đang đối mặt với một kịch bản "gián đoạn kép", khi tự động hóa và coronavirus đã định hình lại công việc.

Dưới đây là bốn chủ đề đã xuất hiện từ các nghiên cứu về tương lai của công việc:

  1. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là chìa khóa

Báo cáo của McKinsey chỉ ra, hơn một nửa số nhân viên cho biết họ muốn các mô hình làm việc từ xa linh hoạt hơn, trong đó nhân viên có thể vừa làm việc tại văn phòng và có thể làm việc từ xa.

Báo cáo lưu ý rằng “Một mô hình kết hợp có thể giúp các tổ chức tận dụng tối đa nhân tài ở bất cứ nơi đâu. Đồng thời, nó có thể “giảm chi phí và tăng cường hoạt động của tổ chức”.

52% người được hỏi thích mô hình làm việc kết hợp sau COVID-19.

Hình ảnh: McKinsey & Company

  1. Tính linh hoạt

Dữ liệu của McKinsey cho thấy, trong mô hình kết hợp đó, hầu hết nhân viên muốn làm việc tại nhà ba ngày một tuần.

Và những nhân viên đó đã sẵn sàng thay đổi công việc nếu những điều kiện đó không được đáp ứng. Hơn một phần tư trong số những người được khảo sát cho biết họ sẽ cân nhắc chuyển đổi công việc nếu tổ chức của họ trở lại làm việc hoàn toàn tại văn phòng.

Hơn 50% nhân viên muốn làm việc tại nhà ít nhất ba ngày mỗi tuần trong tương lai.

Hình ảnh: McKinsey & Company

  1. Tầm nhìn rõ ràng

Có những chính sách mạnh mẽ, dễ hiểu và truyền đạt chúng một cách rõ ràng cũng rất quan trọng với nhiều người tham gia khảo sát. Họ cho rằng sự thiếu rõ ràng khiến họ cảm thấy lo lắng.

Hơn một phần ba số người được hỏi đã xếp hạng tầm nhìn rõ ràng và kỳ vọng hợp tác nằm trong năm chính sách ưu tiên hàng đầu của họ. Các công cụ hợp tác và khoản bồi thường cho việc thiết lập văn phòng làm việc từ xa cũng được đánh giá cao.

Nhiều nhân viên cần được trao đổi và quan tâm nhiều hơn.

Hình ảnh: McKinsey & Company

  1. Tập trung vào sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần là một yếu tố rất quan trọng đối với nhiều nhân viên, với hơn 3/4 số người trả lời cuộc khảo sát từ Đại học Bang Arizona, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Quỹ Rockefeller cho biết sức khỏe tinh thần của nhân viên hiện là ưu tiên hàng đầu.

Nguồn lực phúc lợi của nhân viên đã thay đổi kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Hình ảnh: McKinsey & Company

Theo McKinsey, các nhà tuyển dụng có vẻ đang hưởng ứng xu thế này, với hơn một nửa các công ty báo cáo việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của công ty liên quan đến sức khỏe tinh thần đã gia tăng.

Báo cáo của McKinsey cho biết: “Lo lắng sẽ làm giảm hiệu suất công việc, giảm sự hài lòng trong công việc và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ giữa các cá nhân với đồng nghiệp, và có thể gây ra các bệnh khác”. “Đối với nền kinh tế toàn cầu, mất năng suất vì sức khỏe tinh thần kém - bao gồm cả lo lắng - có thể gây ra thiệt hại lên tới 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm.”

Lược dịch bởi Vietnam Report

Theo WeForum

Nguồn: VNR500