Brexit sẽ tác động thế nào đến kinh tế châu Á?

22/06/2016

Chuyên mục:

Trong một vài ngày, các công dân của Vương quốc Anh sẽ bỏ phiếu về việc liệu nước này có rời khỏi Liên minh châu Âu hay không. Khả năng sẽ xảy ra ở đây là thị trường và các nhà đầu tư sẽ luôn phải tỉnh táo vì sự kiện này sẽ mang lại cho họ những gì mà họ ghét nhất: Sự không chắc chắn.

Nhưng tác động thực sự của một "Brexit" - đối với châu Á và phần còn lại của thế giới - là lớn hơn nhiều so với biến động thị trường. Và nó có thể kéo dài hơn nhiều.

Về lý thuyết, việc Anh rời khỏi EU sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cá cnền kinh tế châu Á. Mặc dù Anh là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, nước này không phải là một trong những khách hàng lớn nhất của châu Á. Ngoại trừ đối với Campuchia, Việt Nam và Hồng Kông, xuất khẩu từ hầu hết các nước ở châu Á tới Anh là tương đối nhỏ với tỷ lệ 1% tổng sản lượng kinh tế. Xét trên toàn thể, xuất khẩu sang Anh đạt khoảng 0,7% GDP của châu Á.

Theo một nghiên cứu của Capital Economics, trong một kịch bản cực đoan khi hàng nhập khẩu vào Anh giảm 25% trong vòng hai năm do suy thoái kinh tế sau Brexit, tác động vào châu Á sẽ là tương đối nhỏ. (Nó sẽ lớn hơn với Campuchia, Việt Nam và Hồng Kông do xuất khẩu sang Anh lớn.)

Đối với Singapore, Anh là một khách hàng tương đối nhỏ. Xuất khẩu của Singapore sang Anh đạt 7 tỷ USD năm 2015 trên 530 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc đảo này, chỉ tương đương hơn 1% tất cả các hàng hóa xuất khẩu của Singapore.

Trở lại vào tháng Giêng - trước khi thông tin nước Anh sẽ tổ chức trưng cầu dân ý - chúng tôi đã viết, "Nếu Anh rời khỏi EU và các cuộc đình công diễn ra, quan hệ thương mại trực tiếp với Singapore và các nước châu Á khác có thể trở nên mạnh hơn khi các nước này và Anh đàm phán nhiều thỏa thuận thương mại song phương tách biệt với EU ".

Điều đó có thể xảy ra. Nhưng sẽ có rất nhiều thách thức và sự không chắc chắn - và suy giảm kinh tế có thể xảy ra trước khi quan hệ thương mại giữa Anh và các đối tác thương mại của mình được cải thiện.

Trên thực tế, nếu công dân Anh bỏ phiếu để ở lại EU thì thị trường có thể sẽ chuyển sang chế độ "rủi ro". Sự không chắc chắn tăng cao khiến các nhà đầu tư chuyển tiền từ các khoản đầu tư rủi ro sang những nơi an toàn hơn. Điều đó sẽ tạm thời có hại cho rất nhiều loại tài sản, bao gồm các thị trường mới nổi, và phần lớn châu Á. Và điều đó sẽ có xu hướng có lợi cho Nhật Bản, mặc dù nền kinh tế nước này đang trì trệ và tỉ lệ dân số già tăng -được xem như là một nơi trú ẩn an toàn trong khu vực.

Nhưng tác động thực sự của Brexit sẽ tinh tế hơn bất kỳ tác động nào có tính tức thì ảnh hưởng lên phương diện thương mại hay thị trường. Nó sẽ là một sự suy giảm (và có thể là bước đầu tiên của một sự đảo ngược) của toàn cầu hóa (điều đã định nghĩa thị trường trong những thập kỷ gần đây). Khi một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới bước ra khỏi khối thương mại lớn nhất toàn cầu, đó là một tuyên bố khá mạnh mẽ.

Châu Á có nhiều thứ để mất từ ​​sự kiện này. Như chúng ta gần đây đã viết, nhiều nước châu Á phụ thuộc nhiều vào thương mại. Ví dụ, thương mại của Singapore đứng ở mức 351% GDP của nó, hay thương mại chiếm tới 439% GDP của Hồng Kông. Tăng trưởng thương mại toàn cầu đã chậm lại trong những năm gần đây. Và Brexit có thể làm chậm nó hơn nữa.

Brexit cũng có thể thách thức một số các giao dịch thương mại mà tập trung vào việc kết nối phần còn lại của thế giới tới các nền kinh tế ASEAN. Các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ví dụ, đang có mong muốn cắt giảm hàng rào thuế quan và thúc đẩy thương mại với một số nền kinh tế lớn nhất thế giới. Một Brexit sẽ củng cố xu hướng này.

Dựa trên những con số, việc Anh rời khỏi EU sẽ không có nhiều tác động ngay lập tức tới châu Á, khác với một số biến động thị trường. Nhưng nếu Brexit xảy ra và nó đánh dấu bước đầu tiên trong một sự đảo ngược của toàn cầu hóa - Châu Á sẽ có thể có nhiều thứ để mất.

Huyền Trang

Lược dịch theo Business Insider

Vietnam Report