Đại dịch diễn ra ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực với các mô hình quản lý khác nhau, đẩy con người đến giới hạn của chính mình, cho đến khi mọi người thích nghi được với tình hình và không ngừng học hỏi, phát triển.
Nói một cách khác, năm 2020 là một năm đầy biến động nhưng cũng khá thú vụ - nhiều công ty nổi lên với một diện mạo tươi mới hơn, tự đổi mới chính mình. Có lẽ chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn đó chính là sự đồng cảm.
Hình minh hoạ
Sức mạnh của sự đồng cảm
Các tổ chức nên nhận thức được “điều kiện bình thường mới” đã có những tác động mạnh mẽ, và việc sử dụng một nền tảng truyền thông lớn, có tính gắn kết để chia sẻ những câu chuyện của các nhân viên có thể giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Tại Dawood Hercules Corporation, họ đã sớm nhận ra rằng, hơn bao giờ hết, cần có sự an ủi, thấu hiểu và hỗ trợ: Nhân viên sẽ luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng và không chắc chắn về một tương lai không thể lường trước được do dịch bệnh. Mặc dù có một số lý thuyết được áp dụng để quản lý nhiều tình huống xảy ra của đại dịch, nhưng không ai có thể thực sự chuẩn bị cho tác động cảm xúc, thứ ảnh hưởng đến hầu hết tất cả mọi người.
Khi mọi người chủ yếu làm việc tại nhà, nhu cầu giao tiếp tăng lên, cùng với mức độ tương tác và phản hồi hàng ngày, ngoài các vấn đề chỉ liên quan đến COVID. Điều thực sự quan trọng là phải khuyến khích sự tương tác trong toàn bộ tổ chức, để không ai bị bỏ lại phía sau. Cần phải có những nỗ lực để tăng cường sự đồng cảm, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch. Khi mọi người cảm thấy được thấu hiểu, họ sẽ dễ dàng tiếp nhận những mối quan tâm của người khác – và từ đó sẽ gia tăng tinh thần gắn kết và cộng tác trong nhóm. Sự đồng cảm vô điều kiện tại nơi làm việc tạo ra một lực lượng lao động gắn bó và điều đó giúp xây dựng một doanh nghiệp ổn định, ngay cả khi đối mặt với những thách thức hiện tại.
Quản lý dựa trên sự đồng cảm
Thời điểm đầy thử thách lại chính là lúc doanh nghiệp có thể phát hiện ra những nhà lãnh đạo mới. Đây là những người có khả năng kết nối ở mức độ sâu hơn với những người khác thông qua sự quan tâm và đồng cảm thực sự, từ đó tạo ra một mối quan hệ lâu dài hơn. Các công ty nên hỗ trợ các nhà lãnh đạo và quản lý có chỉ số EQ cao, những người thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong nhóm của họ. Những nhà lãnh đạo thiết lập được sự đồng cảm với đồng nghiệp của họ sẽ có hiệu suất tốt hơn và các thành viên trong nhóm cũng hài lòng hơn. 86% nhân viên của Dawood Hercules Corporation cảm thấy rằng các sếp trực tiếp của họ có sự đồng cảm hơn trong COVID, điều này đã có tác động tích cực đến hiệu suất của họ và thúc đẩy một môi trường làm việc hạnh phúc hơn. Các tổ chức nên tập trung vào việc phấn đấu hướng tới việc thiết lập một nền văn hóa nơi sự đồng cảm là trung tâm và được khen thưởng như một thứ có giá trị hơn là hiệu quả đơn thuần.
Đánh giá cao giá trị con người
Điều quan trọng đối với các tổ chức khi thành lập là mọi người đều tập trung đến lợi nhuận trước. Microsoft đang trả cho 4.500 công nhân mức lương theo số giờ làm việc chính thức, mặc dù họ làm việc số giờ ít hơn kể từ khi họ được yêu cầu làm việc tại nhà. Các tổ chức nên hỗ trợ nhân viên của mình như gia đình và cố gắng kết nối về mặt tình cảm. Điều này tạo ra một mối quan hệ đồng cảm và thấu hiểu, nâng cao tinh thần tại nơi làm việc khi nhân viên nhận ra rằng gia đình của họ cũng đang được chăm sóc.
Trở lại với công việc
Các quy trình tại nơi làm việc cũng cần được suy nghĩ lại trước khi mọi người trở văn phòng. Sự thoải mái và an tâm của nhân viên nên được ưu tiên hơn tất cả mọi thứ. Bên cạnh các biện pháp và quy trình thông thường, các tổ chức nên tìm cách tiếp nhận công nghệ và đầu tư vào việc đảm bảo an toàn cho nhân viên của họ. Tại Dawood Hercules, họ đã triển khai giải pháp tùy chỉnh dựa trên tầm nhìn và AI, WorkSafe Analytics, giúp giảm nguy cơ lây lan khoảng 40%. Điều này mang lại sự an tâm cho nhân viên và khiến họ nhận ra rằng tổ chức quan tâm đến sức khỏe của họ. Các tổ chức nên tập trung vào việc tạo ra một nền văn hóa đáp ứng nhu cầu cá nhân. Alphabet đã thực hiện một số cuộc khảo sát để hiểu hơn về nhân viên của mình và đã bổ sung thêm các buổi họp nhóm để trao đổi thường xuyên hơn với nhân viên, điều này giúp đưa năng suất của họ trở lại thời điểm trước COVID.
Đổi mới xuất phát từ sự đồng cảm
Trong khi các tổ chức đang nỗ lực thích nghi với sự thay đổi, họ cần tập trung vào một số giá trị cốt lõi. Hạnh phúc của nhân viên và nâng cao kỹ năng nên trở thành ưu tiên hàng đầu. Các nền tảng được tạo ra để hỗ trợ thảo luận về tác động của COVID cũng có thể được phát triển thành các cơ hội đối thoại và hình thành ý tưởng. Không gian an toàn nơi sự tin tưởng và đồng cảm giúp tạo ra cơ chế ứng phó có thể trở thành nền tảng cho sự đổi mới. Sự nhanh nhạy được áp dụng vào hệ thống quản lý giúp vận hành trơn tru hơn có thể tạo ra những giá trị kỳ diệu, vì nó thay đổi tư duy và dẫn lối cho tư duy đổi mới.
Để lãnh đạo có hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu được diễn biến của đại dịch và cách nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở cấp độ cá nhân cũng như tổ chức. Chúng ta nên ưu tiên giá trị con người và điều này chỉ có thể đạt được thông qua sự đồng cảm, đổi mới phong cách lãnh đạo thông thường để đảm bảo xây dựng một môi trường làm việc hạnh phúc hơn cho những nhân viên của mình.