Chuyển đổi số là cơ hội để doanh nghiệp thoát lạc hậu

31/05/2019

Chuyên mục:

Dù xuất phát điểm là ngành nào: xây dựng, kinh doanh, tài chính… nhưng tất cả đều phải nhanh chóng chuyển đổi số. Đây là cơ hội để doanh nghiệp thoát “lạc hậu”, bắt kịp xu hướng thời hiện đại.

Trong bối cảnh kỷ nguyên 4.0 và kinh tế toàn cầu, vấn đề chuyển đổi số luôn được quan tâm bởi những hiệu quả và lợi ích về kinh tế, xã hội nó mang lại.

Trên thế giới, chuyển đổi số đã được nhắc đến như một xu hướng tất yếu. Chính phủ và nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang sử dụng công nghệ số để thúc đẩy nâng cao hiệu quả và phát triển tạo ra giá trị mới nhằm tăng cường sự hài lòng của khách hàng cũng như tìm kiếm thị trường mới.

Chuyển đổi số chính là cơ hội để các doang nghiệp Việt Nam nói riêng và cả quốc gia nói chung phát triển nền kinh tế vẫn còn tồn tại sự “lạc hậu” và đẩy mạnh tiến độ, bắt kịp xu hướng thời đại. Nhưng đây cũng chính là thách thức lớn đối với quốc gia khi hiện nay, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhận thức đúng vai trò của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng 4.0.

Chia sẻ tại hội thảo "Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu của đổi mới sáng tạo", ông Lui Sieh, CIO - Chuyên gia tư vấn cao cấp về chuyển đổi số đến từ Hồng Kông cho biết, định nghĩa chuyển đổi số được hiểu là quá trình chuyển đổi tổ chức kinh doanh. Đây là những nỗ lực của doanh nghiệp, công ty để duy trì bền vững; tạo ra môi trường phát triển rất nhanh và nâng cao khả năng cạnh tranh. Chuyển đổi số không chỉ chuyển đổi về công nghệ mà còn gợi chuyển đổi số hóa, làm thế nào để doanh nghiệp tiếp thụ và thành công trong tương lai.

Tại sao chuyển đổi số lại quan trọng?

Ông Lui đặt vấn đề "tại sao chuyển đổi số lại quan trọng" và cho rằng vì 3 nguyên nhân, gồm: nhu cầu của khách hàng thay đổi nhanh; công nghệ trên thế giới ngày càng thay đổi và tốc độ cạnh tranh trên thị trường cao. Từ đó, chúng ta sẽ và cần thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung, trong đó chuyển đổi số là một phần trong quá trình thay đổi này.

Dù xuất phát điểm là ngành nào: xây dựng, kinh doanh, tài chính… nhưng tất cả đều trong quá trình thay đổi. Ví dụ, ở nhóm đi đầu, đây là nhóm ngành tổ chức được hoặc cần phải tiến hành chuyển đổi số nhanh vì công nghệ, yêu cầu về thị trường, cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn.

Tuy nhiên, chúng ta không thể nói chuyển đổi số là làm được ngay. Vì mỗi doanh nghiệp sẽ có những điều kiện khác nhau, về tài chính, công nghệ, nhân lực… Ở Đông Nam Á, các quốc gia cũng tiến hành chuyển đổi số nhanh, có nhiều bước tiến mạnh mẽ, thu hút nhà đầu tư.

“Việt Nam ở nhóm đang có bước đột phá – nghĩa là quốc gia có tiềm năng, phát triển kinh tế số mạnh mẽ, tuy mức điểm về chuyển đổi số thấp, đang nằm ở mức 20 điểm. Trong tương lai sớm, Việt Nam sẽ được chuyển sang nhóm có tốc độ chuyển đổi số nhanh và mạnh”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Việt Nam có lợi thế gì trong chuyển đổi số?

“Về mặt thu hút đầu tư, Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế hơn so với các quốc gia khác. Nếu tôi là một nhà đầu tư quốc tế, khi mà nhìn vào điều kiện Việt Nam sẽ thấy con số ấn tượng. Ví dụ, các doanh nghiệp Việt đều đầu tư tới 9% doanh thu vào lĩnh vực cần đầu tư gấp 2, 3 lần so với các quốc gia khác trên thế giới. Dự kiến 5 năm tới, doanh nghiệp đầu tư 22% doanh thu hàng năm của họ”, ông Lui nói.

Về mặt hiểu biết về chuyển đổi số, ở Việt Nam khoảng 27% người dân thực sự hiểu về chuyển đổi số là gì? Khoảng 2/3 dân số Việt chưa biết về lĩnh vực này. Tuy nhiên, họ có những hoạt động xung quanh để tuyên truyền cho người dân thực sự hiểu rõ vấn đề này.

65% số người ở Việt Nam tin tưởng vào những tác động tích cực của chuyển đổi số. Sự hiểu biết của người dân về đầu tư, chuyển đổi số là tín hiệu tích cực trong tiến trình chuyển đổi này. Dù những con số này chưa phải lợi thế nhưng đây là cơ hội để chúng ta cải thiện ở Việt Nam.

Làm sao để Việt Nam chuyển đổi số nhanh, bắt kịp xu hướng thị trường?

Theo ông Lui, cần phải có khung kĩ thuật, những kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp Việt. Vì trong thời đại công nghệ 4.0, chúng ta cần hiểu biết về số liệu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng ta chỉ mới có 13% có kỹ năng phân tích dữ liệu cốt lõi; 14% số người tin rằng cần phải có những kỹ năng.

Chúng ta đều muốn làm điều đúng theo cách đúng. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta làm điều gì đó sẽ băn khoăn là có đúng đắn hay không, đúng cách hay không?

Để làm được điều này, chúng ta phải hiểu rõ về chuyển đổi số. Chuyển đổi số gồm 2 phần, chuyển đổi và số. Phần số nghĩa là bất cứ công nghệ, máy móc và con người được kết nối với nhau… Chuyển đổi số không chỉ chuyển đổi về công nghệ, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Phần thứ hai là chuyển đổi – nghĩa là sự thay đổi trên toàn quy mô đối với các hợp phần thiết lập ban đầu của doanh nghiệp. Từ mô hình vận hành đến hạ tầng cơ sở của doanh nghiệp.

Thảo Nguyên

Tổng hợp

Vietnam Report