Cuộc đua lợi nhuận mới cho các doanh nghiệp toàn cầu

12/09/2017

Chuyên mục:

Theo báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey, giai đoạn tăng trưởng lợi nhuận chưa từng có trong 30 năm trở lại đây có thể sẽ kết thúc. Cạnh tranh đang gia tăng khi các công ty thị trường mới nổi mở rộng ra thị trường toàn cầu và các công ty công nghệ và giải pháp công nghệ nhanh chóng tiến vào các lĩnh vực mới.

Các tập đoàn lớn nhất thế giới đã trải qua ba thập kỷ của làn sóng tăng trưởng lợi nhuận, mở rộng thị trường và giảm chi phí. Tuy nhiên, cuộc chạy đua chưa từng có này có thể sẽ kết thúc. Theo như báo cáo của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey "Cuộc chơi cho người chiến thắng: Sự cạnh tranh mới toàn cầu về lợi nhuận", các dự án mà tập đoàn lợi nhuận toàn cầu hiện đang góp vốn, chiếm gần 10% GDP thế giới, có thể giảm xuống còn 8% vào năm 2025 - gần như tất cả các thành tựu đạt được của các tập đoàn cho với nền kinh tế thế giới trong 30 năm qua sẽ bị xóa bỏ chỉ trong vòng một thập kỷ.

Nguồn: Phân tích của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey.

Từ năm 1980 đến năm 2013, thị trường thế giới mở rộng trong khi tỷ lệ thuế doanh nghiệp, chi phí vay mượn và giá lao động, thiết bị và công nghệ đều giảm. Lợi nhuận ròng do các công ty lớn nhất thế giới công bố tăng gấp ba lần về giá trị thực, từ 2 nghìn tỷ đô la năm 1980 lên 7,2 nghìn tỷ đô la vào năm 2013 và đẩy lợi nhuận của công ty thành một phần của GDP toàn cầu, từ 7,6% lên gần 10%. Ngày nay, các công ty từ các nền kinh tế tiên tiến vẫn kiếm được hơn 2/3 lợi nhuận toàn cầu, và các công ty thuộc các nước Tây Âu vẫn thuộc nhóm có lợi nhuận cao nhất thế giới. Các công ty đa quốc gia đã được hưởng lợi nhiều hơn từ việc tiêu dùng và đầu tư công nghiệp ngày càng tăng, sự sẵn có của lao động giá rẻ và các chuỗi cung ứng toàn cầu hóa.

Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy sự thay đổi đáng kể về bản chất của cạnh tranh toàn cầu và môi trường kinh tế. Trong khi doanh thu toàn cầu có thể tăng khoảng 40%, đạt 185 nghìn tỷ USD vào năm 2025, mức tăng trưởng lợi nhuận lại không theo kịp bước tiến này. Điều này có thể làm cho tỷ lệ tăng trưởng thực của nhóm các doanh nghiệp góp vốn giảm từ khoảng 5% xuống còn 1%, xuống mức như năm 1980, trước khi giai đoạn bùng nổ bắt đầu. (Đọc thêm "Tương lai và cách để tồn tại", một đoạn trích từ bài báo trong số tháng 10/2015 của Harvard Business Review)

Một phần của sự suy giảm tăng trưởng lợi nhuận xuất phát từ sức cạnh tranh của hai nhóm đối thủ nặng ký. Một mặt là làn sóng mạnh mẽ của các công ty có trụ sở tại các nền kinh tế lớn. Những công ty có tiếng nhất đã hoạt động như những người khổng lồ trong ngành công nghiệp trong nhiều thập kỷ, và trong 10 - 15 năm qua, họ đã đạt được quy mô khổng lồ trên thị trường của họ. Bây giờ, họ đang mở rộng trên toàn cầu, giống như những người tiền nhiệm của mình tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm trước đó. Mặt khác, các công ty công nghệ cao đang giới thiệu mô hình kinh doanh mới và nổi bật trong các lĩnh vực mới. Và những người khổng lồ về công nghệ này không phải là mối đe dọa duy nhất. Các nền tảng kỹ thuật số mạnh mẽ như Alibaba và Amazon phục vụ như là "tấm lót đường" cho hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo cho họ khả năng và nguồn lực để thách thức các công ty lớn hơn.

Bối cảnh cuộc cạnh tranh ngày càng phát triển phức tạp hơn, và tốc độ thay đổi đang gia tăng. Lợi nhuận đang chuyển từ ngành công nghiệp nặng sang các ngành công nghiệp sáng tạo như R & D, thương hiệu, phần mềm và các thuật toán. Các lĩnh vực như tài chính, công nghệ thông tin, truyền thông và dược phẩm - có mức lợi nhuận cao nhất – đang bùng nổ theo hướng độc quyền, khi mà có sự khác biệt quá lớn giữa các tập đoàn lợi nhuận cao và các công ty khác. Trong khi đó, các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn đang tìm mọi cách để tối đa hóa năng suất.

Những đối thủ cạnh tranh mới đang ngày càng nhiều, dữ dội hơn với mục tiêu mở rộng ra toàn cầu – và họ phá hủy nhiều giá trị của các công ty hiện tại hơn là kiến tạo giá trị mới cho chính mình . Trong khi đó, các ngoại tố giúp thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trong ba thập kỷ qua, như chênh lệch lao động toàn cầu và giảm lãi suất, đang đạt đến giới hạn của chúng.

Khi tăng trưởng lợi nhuận chậm lại, cuộc đấu tranh cho từng phần nhỏ nhất của miếng bánh lợi nhuận cũng trở nên gay gắt hơn với sự tham gia của nhiều đối thủ, và các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp hiện thời không thể chỉ tập trung vào việc bảo vệ thị trường thế mạnh của họ. Qua việc phân tích hàng nghìn công ty trên khắp thế giới, McKinsey nhận thấy rằng, những người dẫn đầu có chung ba đặc điểm sau: họ đầu tư vào tài sản trí tuệ, hoạt động ở các thị trường đang phát triển nhanh và có năng suất cao nhất.

Các công ty thích nghi nhanh chóng với tình hình thực tế này mới có thể nắm bắt được những cơ hội to lớn. Trong thập kỷ tiếp theo, việc gia tăng tiêu dùng trong thế giới mới sẽ tạo ra những thị trường mới. Công nghệ sẽ thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ mới. Những người mới bắt đầu sẽ có thể thu hút các nhà đầu tư toàn cầu, các nhà cung cấp và khách hàng với số vốn ban đầu ít. Nhưng các công ty sẽ phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ để phát triển, đổi mới và hoạt động hiệu quả hơn - không chỉ để nắm bắt những cơ hội mà còn là để có thể tồn tại.

Thu Thủy

Lược dịch theo McKinsey

Vietnam Report