HSBC: Dự trữ ngoại hối Việt Nam còn “mỏng”

12/07/2016

Chuyên mục:

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á quý III/2016, trong đó Việt Nam vẫn được giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2016 và 2017 lần lượt ở mức 6,3% và 6,6%.

HSBC cho rằng nguồn dự trữ có thể đã hồi phục về mức 33,6 tỷ USD trong quý I/2016. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn thấp, đặc biệt xét trong bối cảnh rủi ro đồng nhân dân tệ biến động. 

Trong báo cáo mới nhất, ngân hàng HSBC dự đoán thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ nới rộng lên mức 6,6% GDP trong năm 2016, khiến tỷ lệ nợ công trên GDP tiến đến ngưỡng giới hạn 65% do Quốc hội đặt ra.

Để giành lại cơ hội tài chính, Việt Nam cần nỗ lực mở rộng cơ sở doanh thu và giảm thiểu chi tiêu hiện tại, nhưng những cải cách này không thể thực hiện một sớm một chiều, ngân hàng nhận định.

Động lực từ dòng vốn FDI

Theo HSBC, mức tăng trưởng quý I và quý II/2016 trong vòng kiểm soát đã giúp phục hồi các yếu tố cân bằng bên ngoài. Cụ thể, cán cân thương mại một lần nữa cải thiện sau thời gian suy yếu với thâm hụt ở mức 3,6 tỷ USD trong năm 2015.

Theo đó, HSBC điều chỉnh lại dự báo tài khoản vãng lai năm 2016 tăng lên 0,7% GDP (so với mức thâm hụt 0,7% GDP như trước đó). Tuy nhiên, mức thâm hụt lại trở lại trong năm 2017 do nhu cầu trong nước tăng mạnh, làm gia tăng nhập khẩu.

Theo HSBC, Việt Nam tiếp tục nhận nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dồi dào. Từ đầu năm đến tháng 6, nguồn FDI được giải ngân cán mốc 7,3 tỷ USD, tăng trưởng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Với nhiều nhà máy bắt đầu hoạt động trong năm nay, HSBC dự báo, FDI sẽ chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều trong thị phần xuất khẩu quốc tế của Việt Nam, cho phép ngành hàng hải tiếp tục đạt mức tăng trưởng tốt.

Ngoài ra, nguồn vốn FDI giải ngân mạnh giúp cán cân thanh toán duy trì ở mức dư dả và tạo điều kiện cho dự trữ ngoại hối phục hồi.

Nguồn vốn FDI giải ngân mạnh giúp cán cân thanh toán duy trì ở mức dư dả và tạo điều kiện cho dự trữ ngoại hối phục hồi.

Theo dự báo của HSBC, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính tới quý I/2016 là 33,6 tỷ USD (tương đương 2,5 tháng nhập khẩu), cao hơn con số 27,9 tỷ USD cuối năm 2015 (tương đương 2 tháng nhập khẩu), theo số liệu của IMF.

Tuy nhiên, theo HSBC, con số trên vẫn còn khá mỏng để đối phó với những trường hợp rủi ro bất ngờ, đặc biệt xét trong bối cảnh rủi ro đồng nhân dân tệ biến động, ảnh hưởng đến tiền Việt Nam.

Quá trình cắt giảm nợ xấu được đẩy nhanh

Bên cạnh cải cách tài chính công, hai lĩnh vực cải cách quan trọng khác bao gồm tái cấu trúc - tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn và đẩy mạnh cải cách lĩnh vực ngân hàng.

HSBC ghi nhận những tiến triển trong khu vực cải cách thứ hai gần đây. Công ty quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) thông báo sẽ mua vào nợ xấu bằng tiền mặt. VAMC hiện đã phát hành loại trái phiếu đặc biệt để mua lại nợ xấu từ các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có thể sử dụng khoản thế chấp này nhằm đảm bảo tài trợ từ NHNN.

Tuy nhiên, cơ chế này không cho phép thực hiện quá trình tái cấp vốn ở các ngân hàng. Quá trình chuyển đổi sang loại hình “mua bán thực sự” tuy chỉ một phần nhưng cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình cắt giảm nợ xấu của ngân hàng.

Như vậy, với chi phí 2 nghìn tỷ đồng (tương đương 89,5 triệu USD), vẫn chưa thể khẳng định kế hoạch có phát huy tác dụng không, cơ sở vốn của VAMC có phần hạn chế trong tương quan so sánh với lượng nợ xấu quá lớn.

Dư địa để nới lỏng tiền tệ giới hạn hơn trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần đã tăng từ 0,8% so với cùng kỳ năm trước vào tháng Giêng lên 2,4% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 6.

Lý do lạm phát tăng theo HSBC, là do giá lương thực tăng, viện phí tăng, nhưng mức tăng được kiểm soát do giá năng lượng giảm. HSBC dự báo, lạm phát toàn phần sẽ cán ngưỡng mục tiêu 5% của Chính phủ đặt ra vào nửa cuối năm 2017. 

Theo HSBC, dư địa để nới lỏng tiền tệ sẽ bị giới hạn hơn trước do nhu cầu nội địa tăng và tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ.

Cũng theo HSBC, thâm hụt ngân sách nhiều khả năng vẫn tăng cao, hạn chế khả năng Nhà nước tăng cường chi phí đầu tư tài sản cố định. Theo kế hoạch ngân sách, tốc độ tăng nguồn thu trong năm 2016 ở mức 11,4%, thấp hơn mức tăng 16,4% năm 2015, phần lớn vì doanh thu dầu mỏ giảm. Trong khi đó, tăng trưởng chi tiêu ở mức 12,4% trong năm nay so với mức 14,1% của năm trước. 

Dự trữ ngoại hối mỏng

Mức dự trữ ngoại hối vẫn khá mỏng để đối phó với những trường hợp rủi ro bất ngờ, HSBC đánh giá.

Theo dữ liệu mới nhất từ Quỹ tiền tệ quốc tế, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống 27,9 tỷ USD, tương đương hai tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo số liệu vào cuối năm 2015.

Dựa trên dữ liệu, HSBC tin rằng nguồn dự trữ có thể đã hồi phục về mức 33,6 tỷ USD (tương đương 2,5 tháng nhập khẩu) trong quý I/2016.

Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn thấp, đặc biệt xét trong bối cảnh rủi ro đồng nhân dân tệ biến động, ảnh hưởng đến tiền Việt Nam. 

Áp lực đối với tài khoản vãng lai giảm

Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam chịu nhiều áp lực giữa năm 2015 khi dòng vốn chảy ra nước ngoài sau đợt thay đổi tỷ giá của đồng nhân dân tệ vào tháng Tám.

Tuy nhiên, tài khoản vãng lai đã cải thiện đáng kể trong quý IV/2015 do dòng vốn ra nước ngoài đã ổn định nhờ dự đoán đồng Việt Nam giảm giá đã phai dần.

HSBC kỳ vọng thặng dư tài khoản vãng lai tăng từ 0,5% năm 2015 lên 0,7% GDP trong năm 2016. Song, cán cân tài khoản vãng lai nhiều khả năng trở về mức thâm hụt trong năm sau do nhu cầu trong nước dồi dào giúp nhập khẩu tăng.

Như vậy, thâm hụt vẫn đang tăng. Theo kế hoạch ngân sách, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận được dự báo sẽ chậm lại ở mức 11,4% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2016, từ mốc 16,4% năm 2015 phần lớn vì doanh thu dầu mỏ giảm.

Trong khi đó, tăng trưởng chi tiêu được dự đoán sẽ giảm từ 14,1% về 12,4% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2016, nhưng HSBC nghĩ đây chưa phải là con số cuối cùng. Để giành lại cơ hội tài chính, Việt Nam cần nỗ lực mở rộng các nguồn thu và giảm chi tiêu, nhưng những cải cách này không thể thực hiện một sớm một chiều.

Hoàng Anh

Tổng hợp

Vietnam Report