Việc Việt Nam đạt được vị thế tốt trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)... sẽ là lực đẩy mới khiến thị trường mua bán, sáp nhập Việt Nam tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và xác lập kỷ lục mới về giá trị thương vụ.
Hoạt động M&A tại Việt Nam không ngừng gia tăng
Phát biểu tại Diễn đàn M&A 2016, ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam, trong những năm qua, hoạt động M&A tại Việt Nam không ngừng gia tăng. Từ mốc trên 1 tỷ USD vào năm 2009, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã đạt kỷ lục 5,2 tỷ USD vào năm 2015.
Thực tế, tính đến hết tháng 7/2016, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã đạt trên 3,7 tỷ USD và dự báo cả năm có thể đạt mức 6 tỷ USD, với 600 thương vụ, phá kỷ lục của năm 2015. Hoạt động M&A diễn ra sôi động trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có bán lẻ, hàng tiêu dùng, bất động sản…
Hoạt động M&A tại Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, nhất là các thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài. Cùng với các yếu tố kinh tế vĩ mô và chính sách pháp luật ngày càng thuận lợi, hoạt động M&A tại Việt Nam được dự báo sẽ bùng nổ vào giai đoạn 2016-2020.Việt Nam là một trong những nước có mức dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay cao nhất trên toàn thế giới. Điều này thu hút rất nhiều công ty nước ngoài mở rộng thị trường và sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Mặt khác, việc Chính phủ Việt Nam đạt vị thế tốt trong các hiệp định thương mại cũng như việc loại bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài trong các công ty niêm yết sẽ tiếp tục khiến Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn cho các thương vụ M&A.
Triển vọng M&A năm 2016 - 2017
Xu hướng M&A ngày càng tăng tại thị trường Việt Nam, nhưng làm thế nào để một thương vụ thành công mới là quan trọng. Chìa khóa dẫn đến thành công của một thương vụ M&A thường nằm ở việc lên kế hoạch cẩn trọng, đảm bảo sự chặt chẽ và tính kỷ luật trong suốt quá trình thực hiện. Trong đó, tham khảo ý kiến các chuyên gia tư vấn M&A độc lập giàu kinh nghiệm sẽ góp phần làm tăng giá trị cho công ty.
Hoạt động sản xuất và kinh doanh của ngành mía đường Việt Nam hiện đối mặt với nhiều thách thức, cũng như chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế phát triển tốt của Việt Nam, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP cao, lạm phát ổn định. cùng một cơ cấu dân số vàng trong những năm vừa qua, là nhân tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các giao dịch M&A, về cả khối lượng lẫn giá trị giao dịch. Chính vì vậy, có khá nhiều kỳ vọng vào sự gia tăng số lượng giao dịch M&A bởi các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước, nhất là trong ngành bán lẻ, bất động sản, công nghiệp sản xuất và hàng tiêu dùng. Đặc biệt, sự tham gia của Việt Nam trong TPP, AEC và EVFA sẽ tạo nên một lực đẩy cho các thương vụ M&A trong năm 2016 và 2017.
Phương Anh
Tổng hợp
Vietnam Report