Các ngân hàng đang rục rịch công bố kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm nay, với mẫu số chung có thể nhận thấy là tăng trưởng huy động vốn và tín dụng cao, tăng trưởng lợi nhuận tích cực so với cùng kỳ. Phải chăng thời kỳ thật sự khó khăn của ngành ngân hàng đã qua đi?
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm nay, với huy động vốn tăng trưởng 6,72%, dư nợ cho vay tăng trưởng 10,76% so với đầu năm. Đây là mức tăng trưởng tín dụng sáu tháng đầu năm cao nhất trong bốn năm trở lại đây của ngân hàng này. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 4.193 tỉ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.
VietinBank đạt kết quả nhỉnh hơn với lợi nhuận ước đạt 4.273 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng này thấp hơn tăng trưởng huy động vốn, tương ứng là 7,7% và 9,6%. Mặc dù vậy các chỉ số sinh lời ROE và ROA của ngân hàng cao hơn so với cùng kỳ năm 2015, lần lượt ở mức 11,5% và 1,1%.
Một ngân hàng nhỏ khác là TPBank cũng sớm công bố kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm nay. Từ sau khi được tái cấu trúc thì TPBank là một trong những ngân hàng công bố kết quả kinh doanh đều đặn và thuộc hàng sớm nhất trong hệ thống. Sáu tháng qua ngân hàng này đạt 205 tỉ đồng lợi nhuận sau khi trích lập dự phòng rủi ro, trong khi huy động vốn và dư nợ đều tăng trưởng mạnh so với đầu năm, tương ứng ở mức 18,4% và 18%.
Về lãi suất, đại diện NHNN cho rằng cơ bản làổn định, việc một số ngân hàng tăng lãi suất huy động là hiện tượng cục bộ, cơ bản lãi suất huy động là ổn định. Theo số liệu các TCTD báo cáo NHNN, nợ xấu cuối tháng 5/2016 làở mức 2,78% (dưới 3%).
Theo một số chuyên kinh tế, dữ liệu từ một số ngân hàng công bố mới đây cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao là yếu tố đầu tiên tạo nên con số lợi nhuận khả quan.
Lãnh đạo Ngân hàng NCB ngày 8/8 cho biết: Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016 của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB – mã:NVB) công bố: Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 59 nghìn tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2015. Theo đó, cho vay khách hàng đạt 21,6 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 15%;tiền gửi của khách hàng đạt hơn 39 nghìn tỷ, tăng 25% so với cùng kỳ; thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 246 tỷ, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước.
Dù chỉ mới một số ít các ngân hàng công bố kết quả kinh doanh, tuy nhiên điểm chung dễ nhận thấy là các ngân hàng đều có hoạt động huy động vốn và tín dụng tăng trưởng cao, lợi nhuận cải thiện đáng kể so với cùng kỳ.
Lợi nhuận được cải thiện đáng kể
Lợi nhuận sau thuế quý II/2016 của ngân hàng Techcombank đạt mức 792 tỷ đồng, tăng tới 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn tượng nhất có lẽ là trường hợp của BIDV khi ngân hàng này đạt mức lợi nhuận sau thuế 991 tỷ đồng trong quý II/2016, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái và vẫn thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận của Techcombank. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Techcombank đạt mức lợi nhuận sau thuế 1.267 tỷ đồng, tăng 57,6% so với cùng kỳ 2015. Tốc độ tăng trưởng này tiếp tục cao hơn tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần tiêu biểu như: Vietcombank, BIDV, MBBank, Sacombank, ACB, VPBank…
Lợi nhuận cải thiện do dư nợ tăng cao và áp lực trích lập chi phí dự phòng và thoái thu lãi dự thu giảm. Yếu tố đầu tiên dĩ nhiên là tốc độ tăng trưởng cao của dư nợ. Dư nợ tăng cao hơn sẽ giúp hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cao hơn, do hoạt động cho vay mang lại biên lãi suất cao hơn nhiều so với các hoạt động khác như đầu tư trái phiếu chính phủ hay cho vay trên liên ngân hàng.
Đánh giá về kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Vietcombank, Công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) cho rằng: cho vay đến cuối tháng 6 chủ yếu vào phân khúc cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này giúp cho tỷ lệ NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) tăng 0,1%, từ 2,65% trong 6 tháng đầu năm 2015 lên 2,75% nhờ tỷ lệ LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) thuần tăng.
Lợi nhuận sau thuế quý II/2016 của ngân hàng Techcombank đạt mức 792 tỷ đồng, tăng tới 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn tượng nhất có lẽ là trường hợp của BIDV khi ngân hàng này đạt mức lợi nhuận sau thuế 991 tỷ đồng trong quý II/2016, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái và vẫn thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận của Techcombank.
Mặc dù kết quả lợi nhuận sáu tháng đầu năm nay có thể được cải thiện, nhưng những khó khăn của ngành ngân hàng chưa thật sự qua đi. Thách thức xử lý, thu hồi nợ xấu vẫn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới. Việc bán nợ xấu cho VAMC chỉ đơn giản là “nhốt” nợ xấu lại một nơi, giúp làm đẹp bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Với thị trường tài sản còn nhiều hạn chế và thiếu người mua, cơ chế thi hành án và bán đấu giá tài sản còn nhiều điểm nghẽn, thì việc xử lý tài sản bảo đảm hay xử lý nợ của các ngân hàng sẽ còn phải mất nhiều thời gian.
Huyền Thư
Tổng hợp
Vietnam Report