Đó là chủ đề của buổi Hội thảo khoa học vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức mới đây tại Hà Nội. Trong thời gian qua, NHNN với vai trò là đơn vị tham mưu cho Chính phủ thực hiện quản lý hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hệ thống thanh toán phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội và chủ động trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hơntrong những năm tới, cùng với xu hướng đổi mới công nghệ mạnh mẽ thúc đẩy thanh toán điện tử và thương mại điện tửsẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cũng nhưthách thức cho sự phát triển của các hệ thống thanh toán tại Việt Nam nói chung và hệ thống thanh toán bán lẻ nói riêng.
Hội thảo đã tập trung thảo luận 5 chủ đề chính do các diễn giả đến từ đơn vị Vụ Thanh toán – NHNN; Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam và một số ngân hàng thương mại: Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch thanh toán bán lẻ tại Việt Nam; Thanh toán di động - Bước tiến mới trong thanh toán bán lẻ; Ứng dụng công nghệ thanh toán bán lẻ mới: Sự sẵn sàng và cơ hội tại Việt Nam;Phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ tại Techcombank; Rủi ro hệ thống thanh toán và thực tiễn giám sát hệ thống thanh toán tại Việt Nam; Định hướng và một số giải pháp phát triển thanh toán bán lẻ tại Việt Nam đến năm 2020.
Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn trong những năm tới, cùng với xu hướng đổi mới công nghệ mạnh mẽ thúc đẩy thanh toán điện tử và thương mại điện tử sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển của các hệ thống thanh toán tại Việt Nam nói chung và hệ thống thanh toán bán lẻ nói riêng.
Thời gian qua, NHNN đã có những nỗ lực trong việc hoàn thiện và đồng bộ khuôn khổ pháp lý về thanh toán; hệ thống ngân hàng thương mại cũng không ngừng nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và giao dịch thanh toán bán lẻ nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng các dịch vụ thanh toán bán lẻ mới ở mức độ cơ bản (thể hiện bởi số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán qua ATM, POS, internet banking, mobile banking chiếm tỷ trọng thấp, chưa đạt như kỳ vọng thị trường); giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ công (nộp thuế, thanh toán hóa đơn điện, nước, dịch vụ y tế, giáo dục…) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán.
Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục tăng cường phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng thanh toán; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng.
Đặc biệt, các đơn vị cần chú trọng, chủ động trong công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giáo dục tài chính chongười dân về thanh toán điện tử, thanh toán bán lẻnhằm tạo sự chuyển biến căn bản về thanh toán điện tử và thói quen sử dụng tiền mặt hiện nay. Đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của việc phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ tại Việt Nam, khi mà các đối tượng sử dụng từ hệ thống này là đại bộ phận người dân trong xã hội.
Phương Anh
Tổng hợp
Vietnam Report