Sức mạnh thị trường ngách trong xuất khẩu giày dép

22/07/2016

Chuyên mục:

Nhiều doanh nghiệp thành công đã “sống sót” và trở nên thịnh vượng ngay cả trong những điều kiện kinh tế hỗn loạn và môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt nhất bằng sự không ngừng nuôi dưỡng một thị trường ngách. Đơn hàng NK từ thị trường EU sụt giảm mạnh ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng XK ngành da giày. Đa dạng thị trường là giải pháp được chuyên gia khuyến cáo nhằm tránh rủi ro cho DN.

Tăng trưởng XK của ngành da giày 4 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 5%, sang đến tháng 5 và 6, XK bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa đạt mức tăng trưởng bình quân 10% như các năm trước. Nguyên nhân do đơn hàng từ thị trường EU sụt giảm mạnh. Tình trạng này xuất phát từ những bất ổn chính trị trong khối kéo dài nhiều tháng qua đã tác động tới tâm lý tiêu dùng. Ngoài thị trường EU có nhiều bất ổn, XK sang các thị trường khác như: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia…vẫn giữ mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso), mức tăng trưởng này không đủ bù cho sự suy giảm tại thị trường EU. 

Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, trong những tháng đầu năm, kim ngạch XK giày dép chỉ tăng nhẹ, đặc biệt trong tháng 3, các đơn hàng XK sang châu Âu (EU) có xu hướng giảm mạnh, các thị trường khác vẫn có sự tăng trưởng ổn định, nhưng thị phần không mạnh bằng EU nên tổng kim ngạch bị ảnh hưởng. Bước sang tháng 5 và 6, khối lượng hàng XK đã có dấu hiệu phục hồi trở lại nhưng chưa có sự đột biến và đạt được mức tăng trưởng như các năm trước. Thị trường EU sụt giảm mạnh do tác động của biến động chính trị, nhu cầu tiêu dùng giảm. Vì thế, khách hàng EU – đối tác lớn nhất của ngành da giày chuyển sang đặt hàng cầm chừng, chỉ đặt hàng theo nhu cầu của thị trường chứ không đặt liên tục như những năm trước. Nếu như trước đây, khách hàng ký cả năm thì nay họ ký đơn hàng theo từng giai đoạn, DN thực hiện xong nếu khách hàng còn nhu cầu tiếp, phía khách hàng mới tiếp tục ký thợp đồng. . Ngoài thị trường EU có nhiều bất ổn, XK sang các thị trường khác như: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia…vẫn giữ mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso), mức tăng trưởng này không đủ bù cho sự suy giảm tại thị trường EU. Các thị trường như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… có yêu cầu rất khắt khe nhưng nhu cầu đặt hàng lại lớn, nên nhiều đơn hàng lớn rơi vào tay DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vì thế, trong thời gian gần đây, nhiều DN da giày đến từ Trung Quốc đã tới Việt Nam đầu tư, xây dựng nhà máy để tận dụng lợi thế về địa lý, nguồn nhân công và tận dụng các ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Nếu các DN Việt Nam không có hướng phát triển mạnh hơn thì chắc chắn sẽ bị các DN này chiếm lĩnh thị phần.

Nhận định về triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm, bà Phan Thị Thanh Xuân-Tổng thư ký Lefaso - cho rằng: Tình hình biến động của EU đang rất phức tạp, tiếp tục ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng, nhưng đây vẫn là một trong những thị trường chính cho XK giày, dép. Tuy nhiên để tránh rủi ro, DN cần mở rộng XK sang các thị trường ngách như Australia, New Zeeland... hoặc đẩy mạnh hơn nữa sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.Bà Lê Quỳnh Trâm - Giám đốc Công ty TNHH Lavie Shoes - cho biết: DN chủ yếu XK sang Nhật Bản và Hàn Quốc nên không bị tác động bởi những biến động từ EU. Trong 5 tháng đầu năm, XK bình quân đạt 15 nghìn đôi/tháng, tăng 25% so với cùng kỳ. Hơn nữa, mùa cao điểm của ngành da giày bắt đầu từ tháng 7, XK cũng thường dồn vào cuối năm. “Với những thuận lợi trên, hy vọng thị trường ngày một ấm lên sẽ giúp ngành da giày Việt Nam đạt mục tiêu 17-17,4 tỷ USD XK đặt ra cho năm 2016”- bà Xuân nói.

Phương Anh

Tổng hợp 

Vietnam Report