Đôi khi, một vấn đề tưởng chừng mơ hồ như đạo đức kinh doanh lại có thể tạo ra những vấn đề hiện hữu như các quy định của Chính phủ dành cho một ngành kinh doanh. Bên cạnh việc làm điều đúng đắn luôn mang lại tâm lý tốt hơn, hành vi kinh doanh có đạo đức cũng có thể mang lại lợi nhuận. Nói cách khác, đạo đức kinh doanh cũng là một món hàng có nhiều lợi nhuận.
Hiện nay, một cuộc chiến đang diễn ra giữa ngành dịch vụ tài chính và Bộ Lao động về bộ quy tắc được đề xuất nhằm đối phó với các kế hoạch tiêu chuẩn. Bộ quy tắc này có thể sẽ tạo ra một tiêu chuẩn mới, qua đó, những dịch vụ và sản phẩm có kế hoạch đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa ra đánh giá. Bên đối lập cho rằng những bộ quy tắc này sẽ chỉ khiến cho các dịch vụ và sản phẩm càng trở nên đắt đỏ và khó tiếp cận.
Lý do khiến Bộ Lao động đưa ra bộ quy tắc này là do hành vi sai lệch của một số cá nhân và tổ chức trong quá khứ. Các quy định này không nhằm nhắm vào các đối tượng lừa đảo trong ngành dịch vụ tài chính như Barnie Madoffs và Allen Standfords. Thay vào đó, bộ quy tắc này nhắm vào những kẻ đặt lợi ích bản thân cao hơn khách hàng. Những đối tượng có xu hướng làm ăn “chộp giật”, tham lam.
Vấn đề là các hành vi kinh doanh có đạo đức. Bộ Lao động muốn các nhà tư vấn hành động vì lợi ích cao nhất của khách hàng. Một mục tiêu cao cả, nhưng liệu có thể đạt được nó qua một loạt các thủ tục giấy tờ? Liệu nó có thể làm các cá nhân và tổ chức hoạt động theo đúng tiêu chuẩn đạo đức? Liệu rằng việc bản thân định nghĩa về đạo đức có đồng nghĩa với việc nó sẽ được thực hiện một cách tự nguyện?
Một động lực khác để thúc đẩy các hành vi đạo đức trong kinh doanh là những lợi ích mà nó mang lại, cả về mặt cá nhân lẫn tài chính. Bên cạnh việc làm điều đúng đắn luôn mang lại tâm lý tốt hơn, hành vi kinh doanh có đạo đức cũng có thể mang lại lợi nhuận. Nói cách khác, đạo đức kinh doanh cũng là một món hàng có nhiều lợi nhuận.
Công việc kế toán dễ dàng hơn
Thường thì một doanh nhân sẽ giữ bốn cuốn sổ: một cho Sở Thuế vụ IRS, một cho ngân hàng, một cho gia đình, và một phản ánh đầy đủ và chính xác kinh tế đích thực trong kinh doanh của mình. Việc này quá tốn công sức.
Sự thực là bản thân việc “xào nấu”, “nhào nặn” các cuốn sổ hay nói cách khác là bóp méo sự thật rất tốn thời gian và tiền bạc. “Sự thật sẽ giải thoát cho bạn” – đây không chỉ là một câu nói đơn thuần. Rõ ràng, việc kinh doanh sẽ dễ dàng thuận lợi hơn nếu sử dụng những con số thực, và bỏ qua quá trình xào nấu kế toán kia.
Xây dựng thương hiệu tốt hơn
Kể cả những chủ doanh nghiệp tham lam cũng có lương tâm. Họ không phải kẻ rối loạn nhân cách xã hội, họ chỉ bị định hướng sai lệch. Nếu họ ngừng các hành động sai trái và đi theo định hướng đúng đắn, họ sẽ có cảm nhận tốt hơn về công việc kinh doanh của mình.
Việc cảm nhận tốt hơn về công việc kinh doanh có lợi thế quảng bá không ngờ. Thứ nhất, những chủ doanh nghiệp có đạo đức là những nhà kinh doanh tự tin. Nếu không có gì phải che giấu, họ có thể tự hào khoe ra những gì mình có. Và sự trung thực tạo ra niềm đam mê. Chủ doanh nghiệp tin tưởng vào chính công việc kinh doanh của mình và muốn tuyên truyền điều này với cả thế giới. Do đó, khi hành vi đạo đức tạo ra cả sự tự tin và niềm đam mê, người điều hành doanh nghiệp sẽ trở thành một cá thể truyền cảm hứng về niềm tin. Niềm tin hình thành với nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng. Còn cách nào tuyệt vời hơn để phát triển thương hiệu bằng cách khơi dậy lòng tin?
Nâng cao chất lượng các vị trí chủ chốt
Steve Parrish – chuyên gia làm việc tại Forbes – đã từng tư vấn cho một doanh nghiệp mong muốn cải thiện cách nhân viên bán hàng làm việc với khách hàng. Một vị giám đốc điều hành đã phải phàn nàn rằng: “Tâm lý của họ là chỉ dùng những thứ có sẵn”. Người này nhận thấy các nhân viên dễ bán hàng cho những khách hàng hiện tại hơn là bán cho khách hàng tiềm năng. Ông ấy muốn thay đổi hành vi này để công ty có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Sự hài lòng của khách hàng không phải một mục tiêu vô định. Với những vòng phản hồi ngay lập tức nhờ công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được mức độ hài lòng của khách hàng một cách nhanh chóng. Angie’s List, Yelp, TripAdvisor và các dịch vụ trực tuyến khác đều được công khai. Điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp với chất lượng kém sẽ dần mất chỗ đứng với khách hàng. Các hành vi xấu dẫn đến những nhận xét không tốt. Và điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh.
Mặt khác, nếu doanh nghiệp đối xử một cách có đạo đức với khách hàng, tiếng lành sẽ đồn xa. Khách hàng sẽ quay lại nhiều hơn, và họ còn giới thiệu cho những người khác. Như vậy, doanh nghiệp không chỉ nhận được đánh giá tốt, mà còn nâng cao được những vị trí chủ chốt.
Sức khoẻ tốt hơn
Điều hành một doanh nghiệp là một công việc cực kỳ mệt mỏi. Nỗi lo sợ bị phát hiện những việc làm sai trái chỉ tăng căng thẳng cho người điều hành. Riêng việc làm lương cho nhân viên đã đủ căng thẳng, chưa kể nỗi lo kia.
Muốn giải toả căng thẳng? Hãy điều hành doanh nghiệp có đạo đức. Làm theo và có một bộ tiêu chuẩn đạo đức không chỉ là một việc làm đúng đắn mà còn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi cho bản thân nhà điều hành doanh nghiệp. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều cảm thấy tốt hơn khi làm điều đúng.
Một nhà tư vấn kinh doanh cho bạn biết rằng cô ấy có thể làm cho công việc kế toán của bạn trở nên dễ dàng hơn, xây dựng thương hiệu của bạn tốt hơn, cải thiện các vị trí chủ chốt và tăng cường sức khoẻ của bạn. Và chi phí duy nhất là hãy làm điều đúng. Ai lại có thể từ chối lời đề nghị này? Dù sao thì, đạo đức tốt cũng đem lại cái lợi của nó.
Thủy Nguyễn
Theo Forbes
Vietnam Report