Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là thị trường tiêu dùng đầy hấp dẫn với số lượng người tiêu dùng trung lưu tăng nhanh trong tốp 5 các nước ASEAN. Nắm vai trò vô cùng quan trọng đối với thị trường, phong cách của tầng lớp tiêu dùng chủ chốt trong nền kinh tế này đang phát triển theo xu hướng như thế nào? Và bạn có đang thuộc nhóm tiêu dùng trung lưu?.
Giới trung lưu Việt Nam, họ là ai?
Được coi là tầng lớp tiêu dùng chủ chốt trong một nền kinh tế, giới trung lưu được xác định khác nhau ở những thị trường khác nhau. Đơn vị đo lường giới trung lưu được xác định là hộ gia đình, chứ không phải là một cá nhân. Ngoài mang ý nghĩa kinh tế, khái niệm giới trung lưu còn được hiểu theo chiều hướng xã hội nhiều hơn như gắn với vị thế, quyền lực hoặc những khía cạnh văn hóa như giá trị, lòng tin và giáo dục.
Các nhà khoa học đã đưa ra bộ “Chỉ số trung lưu” bao gồm 5 yếu tố để ước lượng, đó là: chỉ số thu nhập và chi tiêu, chỉ số giáo dục, chỉ số nhà ở, chỉ số cuộc sống và chỉ số nghề nghiệp. Vậy tầng lớp trung lưu Việt Nam, họ là những ai? Quy mô như thế nào?
Có thể phân loại trung lưu trong toàn bộ tầng lớp này thành ba nhóm: Trung lưu nhóm dưới (nhóm đáp ứng 3/5 tiêu chí nêu trên); trung lưu nhóm giữa (nhóm đáp ứng 4 tiêu chí) và trung lưu nhóm trên (nhóm đáp ứng được cả 5 tiêu chí).
Như vậy với dân số Việt Nam là 86,9 triệu người năm 2010, nếu giả định một hộ gia đình đại diện có 4 người thì vào năm 2010, Việt Nam ước tính có khoảng 7,4 triệu hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, tương ứng với 29,58 triệu người.
Tuy nhiên, số hộ trung lưu sẽ giảm giữa các phân nhóm, từ hơn 34% hộ gia đình trung lưu đáp ứng được ba tiêu chí, xuống còn 19% số hộ đáp ứng 4 tiêu chí và con số này chỉ còn 7% số hộ thuộc tầng lớp trung lưu trên.
Còn theo khảo sát của Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG), công bố năm 2013, Việt Nam sẽ giàu có bởi tầng lớp trung lưu đang tăng lên mạnh mẽ. Dự báo, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có hơn 32 triệu người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu.
Tốc độ phát triển của nhóm người này cũng được ANZ (Tập đoàn ngân hàng TNHH Autralia và New Zealand) đánh giá là nhanh nhất khu vực Châu Á, kể cả Trung Quốc. Ước tính mỗi năm, nước ta có khoảng 2 triệu người tiêu dùng gia nhập vào tầng lớp trung lưu.
Xu hướng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu hiện này như thế nào?
Tiêu dùng Việt Nam những năm gần đây đang bùng nổ. Xu hướng văn hóa, mong muốn xã hội và sức chi tiêu được coi là ba yếu tố ảnh hướng lớn đến phong cách tiêu tiền, cách thức mua sắm và kiểu hàng hóa mà người mua ưa chuộng và cái giá mà họ sẵn sàng chi trả cho chúng.
Theo đó, tầng lớp trung lưu Việt Nam cũng có xu hướng mua sắm cho bản thân nhiều hơn. Việc chi tiêu cho các sản phẩm phục vụ cuộc sống chất lương như tiêu dùng cho các dịch vụ ăn uống, các sản phẩm công nghệ, xe ô tô, đồ gia dụng và những chuyến du lịch tăng mạnh những năm gần đây.
Ăn uống có thể coi là một trong những dịch vụ ưu tiên trong danh sách tiêu dùng của giới trung lưu Việt Nam. Nhà hàng và quán cà phê hạng “sang” ngày càng phổ biến. Những tập đoàn đa quốc gia như McDonald’s ngày càng quan tâm đến thị trường tiềm năng này. McDonald’s mới vào Việt Nam từ năm 2014 với 5 chuỗi nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh. Doanh số bán hàng thu được từ chuỗi cửa hàng đầu tiên đã đạt trên 30% so với dự đoán lạc quan nhất của hạo. Vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi McDonald’s dự kiến sẽ mở gần 1000 của hàng tại Việt Nam tính đến năm 2025.
Không chỉ chi tiêu cho các dịch vụ ăn uống, danh sách chi tiêu của tầng lớp trung lưu Việt Nam có xu hướng tăng mạnh chi cho các mặt hàng cao cấp như công nghệ hiện đại, ô tô, trang sức cao cấp, vàng bạc, đá quý…
Một ví dụ điển hình là thị trường điện thoại thông minh (smartphone) hiện nay. Việt Nam được biết đến là thị trường nóng nhất của Apple với danh số của hãng tăng gấp ba lần trong ba tháng đầu năm 2014, và tiếp tục tăng gấp đôi trong những giai đoạn sau. Các hãng điện thoại thông minh cho biết, một quan niệm ngày càng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là “vị thế xã hội càng cao gắn với chiếc điện thoại đời mới nhất”.
Người tiêu dùng trung lưu có xu hướng tăng chi tiêu cho những mặt hàng xa xỉ hơn như một cách để thỏa mãn mong muốn khẳng định vị thế của bản thân trong xã hội. Người tiêu dùng trung lưu cũng có vai trò quan trọng trong việc góp phần cho thị trường ô tô, vàng bạc, đá quí vô cùng sôi động những năm gần đây.
Người tiêu dùng hiện nay đang có xu hướng cố gắng tiến vào tầng lớp trung lưu ngày càng lớn. Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu vẫn luôn cố gắng bằng mọi cách giữ vị trí hiện tại để không rớt xuống tầng lớp thấp hơn.
Vậy nên, quy mô tầng lớp trung lưu và sức chi tiêu của họ ở Việt Nam thời gian tới sẽ tiếp tục tăng mạnh. Điều này không chỉ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của thị trường Việt Nam nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung, mà hơn thế nữa, về lâu dài sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống với một nền văn hóa tiêu dùng mới mẻ.
Như nhận xét của Giáo sư Vikram Mansharamani - Đại học Harvard : “Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang sử dụng đồng lương mới của mình cho lối sống tiêu dùng như phương Tây” liệu sẽ trở thành một đặc trưng mới của văn hóa tiêu dùng nước ta trong tương lai?
Những bài học thành công và cả những thất bại trong việc phân khúc khách hàng, đâu là chiến lược tối ưu đối với các tầng lớp khách hàng tiêu dùng khác nhau? Làm thế nào để thấu hiểu khách hàng một cách sâu sắc trong tất cả các phân khúc thị trường khác nhau? Tất cả sẽ được “bậc thầy phù thủy thương hiệu”, GS. John Quelch, GS Đại học Kinh doanh Harvard, một trong những bậc thầy có ảnh hưởng nhất và uyên bác nhất của giới tinh hoa maketting thế giới phân tích và trình bày thông qua các Phân tích tình huống cụ thể (Case Study) của Giáo sư trong buổi thuyết giảng trong sự kiện Một ngày Harvard tại Việt Nam kỳ thứ 9, sự kiện nằm trong Hội nghị thường niên CEO Summit do Vietnam Report tổ chức tại KS Sheraton, Hà Nội vào ngày 27/7/2016 tới đây.
Trang Anh
Vietnam Report